Giỏ hàng của bạn trống!
Có nên chấm dứt hôn nhân khi vợ hoặc chồng của bạn ngoại tình? | Safe and Sound
Phát hiện vợ/chồng ngoại tình là một trải nghiệm vô cùng đau đớn, mệt mỏi và thử thách. Theo các chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm lý, nó đặt ra câu hỏi về lòng tin, lòng trung thành và tương lai cuộc hôn nhân của bạn. Nên kết thúc mối quan hệ hay cố gắng xây dựng lại nó? Bài viết này giúp bạn khám phá những vấn đề phức tạp xung quanh quyết định khó khăn này và cung cấp thông tin giúp bạn đưa ra được quyết định của mình.
Ngô Thị Sáng | Thạc sĩ Tâm lý giáo dục học – Ứng dụng chăm sóc sức khỏe tinh thần Safe and Sound
Viện Ứng Dụng Công Nghệ Y Tế
1. Lắng nghe cảm xúc của mình khi ở tình trạng hiện tại
Ngoại tình là một cú sốc lớn đối với bất kỳ mối quan hệ nào, đặc biệt là hôn nhân. Trước khi đưa ra quyết định chấm dứt hay tiếp tục, điều quan trọng nhất là bạn cần hiểu rõ cảm xúc của chính mình. Bạn có thể cảm thấy tức giận, tổn thương, thất vọng, lo lắng hay chìm đắm trong những suy nghĩ tiêu cực. Những cảm xúc này không chỉ làm bạn mất phương hướng mà còn gây ra các vấn đề như mất ngủ hay căng thẳng kéo dài.
Hiểu rõ cảm xúc không chỉ giúp bạn đưa ra quyết định sáng suốt, mà còn giúp bạn kiểm soát bản thân, tránh những hành động bộc phát. Bạn có thể thực hành bài tập thở để giúp mình lấy lại sự bình tâm. Một quyết định dựa trên sự thấu hiểu và bình tĩnh sẽ luôn mang lại kết quả tích cực hơn cho bạn và những người xung quanh.
Bài tập thở 5-5-5
2. Đánh giá tình trạng mối quan hệ và khả năng hàn gắn
2.1. Đánh giá nguyên nhân và mức độ của việc ngoại tình
Đánh giá nguyên nhân và mức độ ngoại tình
Khi phát hiện đối phương ngoại tình, điều quan trọng nhất là bạn cần xác định rõ nguyên nhân tại sao điều đó xảy ra và mức độ nghiêm trọng của sự phản bội. Các chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm lý cho biết, đôi khi, việc ngoại tình có thể bắt nguồn từ sự bất mãn trong cuộc sống hôn nhân hoặc sự xa cách tình cảm. Tuy nhiên, có những trường hợp ngoại tình chỉ là những sai lầm nhất thời, xuất phát từ những cảm xúc bộc phát, thiếu suy nghĩ.
Việc đánh giá nguyên nhân sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình hình và quyết định xem có nên cứu vãn mối quan hệ hay không. Nếu nguyên nhân bắt nguồn từ những vấn đề có thể giải quyết được như thiếu sự giao tiếp, thiếu quan tâm thì việc chấm dứt hôn nhân có thể không phải là lựa chọn tối ưu.
Ngoài ra, theo các chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm lý, bạn cũng cần đánh giá mức độ nghiêm trọng của việc ngoại tình. Nó chỉ xảy ra một lần hay là một trong nhiều lần họ đã từng? Tình cảm giữa vợ/chồng bạn và người thứ 3 sâu đậm đến mức nào? Hiểu được điều này có thể giúp bạn đánh giá liệu cuộc hôn nhân có thể được cứu vãn hay không.
Xem thêm: 5 kiểu ngoại tình phổ biến, bạn đã biết?
2.2. Khả năng tha thứ và xây dựng lại lòng tin
Lòng tin là yếu tố cơ bản trong mọi mối quan hệ. Khi một trong hai người ngoại tình, lòng tin bị tổn thương nghiêm trọng. Để tiếp tục duy trì cuộc hôn nhân sau khi một trong hai người phản bội, cả hai cần phải cùng nhau xây dựng lại niềm tin này.
Các chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm lý chia sẻ, việc tha thứ có thể là một quá trình rất khó khăn, mệt mỏi và đau đớn. Nó không chỉ đòi hỏi người bị tổn thương phải mạnh mẽ mà còn yêu cầu người đã ngoại tình phải chịu trách nhiệm và chân thành thay đổi. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy mình không thể tha thứ hoặc đối phương không tỏ ra có sự hối lỗi và nỗ lực, việc duy trì cuộc hôn nhân có thể trở nên vô nghĩa và dẫn đến nhiều đau khổ hơn.
Xem thêm: Làm thế nào để hàn gắn được hôn nhân sau ngoại tình?
2.3. Mức độ sẵn sàng thay đổi của đối phương
Mức độ sẵn sàng thay đổi
Xây dựng lại cuộc hôn nhân sau khi xảy ra ngoại tình đòi hỏi cả hai bên phải cam kết thay đổi. Người bạn đời không chung thủy phải chịu trách nhiệm về hành động của mình, tỏ ra hối hận thực sự và sẵn sàng sửa đổi. Người bị phản bội cần cởi mở để tha thứ và sẵn sàng vượt qua nỗi đau cũng như quá trình xây dựng lại. Theo các chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm lý, cả hai bên phải sẵn sàng thực hiện những điều chỉnh cần thiết và thiết lập các ranh giới mới để ngăn chặn những vi phạm lòng tin trong tương lai. Hãy trả lời xem mức độ sẵn sàng thay đổi của bạn và đối tác như thế nào?
2.4. Đánh giá những tiềm năng dài hạn trong tương lai
Xem xét tiềm năng lâu dài của cuộc hôn nhân của bạn. Theo các chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm lý, bạn cần trả lời một số câu hỏi như: Có những vấn đề nào đã góp phần xảy ra vấn đề ngoại tình? Bạn có sẵn sàng đầu tư thời gian và công sức cần thiết để xây dựng lại niềm tin và tạo ra một mối quan hệ bền chặt hơn không?
Các chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm lý khuyên rằng, điều quan trọng là phải cân nhắc những ưu và nhược điểm của việc tiếp tục cuộc hôn nhân, có tính đến các yếu tố như con cái, tài sản chung và tình cảm chung của cả hai bên.
2.5. Suy nghĩ về giá trị của bản thân và mối quan hệ
Trong quá trình suy nghĩ về việc chấm dứt hôn nhân hay không, bạn cần tự hỏi: Mối quan hệ này có thực sự xứng đáng để duy trì hay không? Một mối quan hệ tốt không chỉ mang lại hạnh phúc mà còn giúp bạn cảm thấy an toàn, được yêu thương và tôn trọng. Các chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm lý cho biết, nếu bạn liên tục phải đối diện với sự lừa dối, thiếu quan tâm, mệt mỏi và sự đau khổ, có thể đã đến lúc bạn cần giải thoát cho chính mình
Dấu hiệu hôn nhân không hạnh phúc
3. Tổn thương tâm lý bạn có thể phải đối diện dù tiếp tục hay ly hôn?
Ly hôn là một trong những ngã rẽ lớn của cuộc đời, ảnh hưởng không chỉ đến bạn mà còn đến vợ/chồng, con cái, và bố mẹ hai bên. Dù bạn quyết định tiếp tục chung sống hay chấm dứt hôn nhân, cả hai lựa chọn đều tiềm ẩn những tổn thương tâm lý sâu sắc.
Nếu quyết định không ly hôn, bạn có thể phải đối mặt với cảm giác mất niềm tin, giận dữ, hoặc tổn thương kéo dài. Những cảm xúc này, nếu không được xử lý, có thể gây căng thẳng mãn tính, lo âu, hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất. Ngược lại, nếu chọn ly hôn, bạn có thể cảm thấy trống rỗng, đau lòng, và phải thích nghi với những thay đổi lớn trong cuộc sống, bao gồm cô đơn, trách nhiệm mới, và áp lực tài chính. Cả hai lựa chọn đều đòi hỏi sự kiên nhẫn, thời gian và sức mạnh nội tâm để vượt qua.
Những tổn thương tâm lý không nên bị xem nhẹ, dù ở bất kỳ tình huống nào. Nếu bạn cảm thấy lo sợ hoặc không chắc chắn về khả năng đối mặt với những thử thách này, hãy tìm đến chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ tâm lý. Họ sẽ đồng hành cùng bạn, giúp bạn xử lý cảm xúc một cách hiệu quả và tìm ra hướng đi phù hợp nhất, để bạn cảm thấy vững vàng hơn trước mọi quyết định.
Xem thêm: Diễn biến khủng khoảng tâm lý phụ nữ sau khi ly hôn
4.Nên xin hỗ trợ từ ai khi ra quyết định ly hôn?
4.1. Tâm sự với những người bạn tin tưởng
Khi đối mặt với quyết định ly hôn, hãy chia sẻ với những người thân thiết như bạn bè, anh chị em hoặc cha mẹ. Họ có thể mang đến sự đồng cảm và góp ý từ góc nhìn thực tế. Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn những người có kinh nghiệm và suy nghĩ chín chắn để tránh bị tác động bởi cảm xúc tiêu cực.
4.2. Tìm sự hỗ trợ từ chuyên gia tâm lý
Chuyên gia tâm lý có thể giúp bạn xử lý cảm xúc, từ tổn thương, lo lắng đến tức giận, đồng thời hướng dẫn bạn nhìn nhận rõ nguyên nhân sâu xa của mâu thuẫn. Họ sẽ hỗ trợ bạn xác định liệu còn khả năng hàn gắn hay cần chuẩn bị tâm lý cho một khởi đầu mới.
4.3. Lắng nghe cảm xúc từ con cái
Nếu bạn có con, hãy tạo không gian để con bày tỏ cảm xúc. Dù quyết định cuối cùng thuộc về bạn, việc hiểu rõ tác động tâm lý lên con sẽ giúp bạn chuẩn bị hỗ trợ phù hợp, giúp con đối diện với thay đổi dễ dàng hơn.
4.4. Tham khảo ý kiến từ luật sư
Ly hôn không chỉ là vấn đề tình cảm mà còn liên quan đến tài sản, quyền nuôi con và trách nhiệm pháp lý. Một luật sư hôn nhân gia đình sẽ giúp bạn nắm rõ quyền lợi, nghĩa vụ và các bước cần thiết để bảo vệ bản thân.
Hãy cân nhắc từ nhiều góc độ để đưa ra quyết định sáng suốt, đảm bảo lợi ích tốt nhất cho bản thân và gia đình.
Xem thêm: Có nên để bạn thân tư vấn tâm lý hôn nhân gia đình cho mình
5. Đội ngũ chuyên gia Safe and Sound giúp gì được cho bạn?
5.1. Tư vấn tâm lý từ chuyên gia
Dịch vụ tư vấn tâm lý Safe and Sound có thể giúp bạn trong quá trình đưa ra quyết định khó khăn liên quan đến việc ly hôn hoặc ở lại. Với sự hỗ trợ từ các chuyên gia tâm lý và bác sĩ tâm lý giàu kinh nghiệm, bạn sẽ được hướng dẫn để hiểu rõ cảm xúc, suy nghĩ và mong muốn của mình. Chuyên gia sẽ đồng hành dài hạn, giúp bạn xem xét các khía cạnh của mối quan hệ, cân nhắc các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định và cung cấp phương pháp làm giảm căng thẳng cũng như tăng cường sức khỏe tâm thần trong quá trình này.
Theo các chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm lý, trị liệu cặp đôi thường bao gồm nhiều buổi trị liệu để giúp xây dựng kỹ năng giao tiếp, cải thiện khả năng giải quyết vấn đề cũng như xác định trách nhiệm và mục tiêu của mối quan hệ. Nó cũng có thể giúp giải quyết các vấn đề phổ biến như vấn đề xung đột, ngoại tình, tài chính, bệnh tật và tức giận. Tùy thuộc vào từng cặp vợ chồng, trị liệu cặp đôi có thể có thể ngắn hạn trong vài tuần hoặc dài hạn, kéo dài hàng tháng và thậm chí hàng năm.
5.2. Liệu pháp cho các cặp đôi
Liệu pháp trị liệu cặp đôi sử dụng một cách tiếp cận tích hợp từ các hình thức trị liệu khác nhau, tùy thuộc vào nhu cầu của cặp đôi. Thông thường, trong trị liệu cặp đôi, bước đầu tiên chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm lý làm là tìm hiểu bạn và đối tác của bạn. Chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm lý của bạn sẽ cần phải hiểu động lực của bạn và bất kỳ vấn đề liên quan. Trị liệu cặp đôi tạo ra một môi trường an toàn và không bị phán xét để bạn trò chuyện với đối tác của mình. Cởi mở về những điểm mạnh trong mối quan hệ của bạn, cũng như nói về những điều có thể khiến bạn đau khổ.
Xem thêm: :Liệu pháp trị liệu cho các cặp đôi
6. Chú ý tới việc chăm sóc bản thân
Chú ý chăm sóc và quan tâm bản thân
Mặc dù tập trung vào giải quyết các vấn đề trong hôn nhân là điều quan trọng, nhưng đừng bỏ bê hạnh phúc và yêu thương cho chính bạn. Sự tổn thương từ việc đối phương ngoại tình có thể ảnh hưởng lớn đến tâm lý của bạn. Cảm xúc buồn bã, mất mát, tức giận và thậm chí tự trách có thể khiến bạn mất phương hướng và mất lòng tin vào bản thân.
Hãy nhớ rằng, dù bạn quyết định ở lại hay ra đi, sức khỏe tâm thần của bạn phải được ưu tiên. Đừng ngần ngại tìm sự hỗ trợ từ các chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm lý hoặc nhóm hỗ trợ để giúp bạn vượt qua giai đoạn khó khăn và mệt mỏi này.
Việc quyết định chấm dứt hôn nhân khi vợ hoặc chồng ngoại tình không bao giờ là điều dễ dàng. Đây là quyết định cá nhân, phụ thuộc vào tình cảm, giá trị và hoàn cảnh của mỗi người. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn phải làm theo trái tim và lý trí của mình, đừng để xã hội hay người khác quyết định thay bạn.
Quyết định có ly hôn hay không đòi hỏi sự phản ánh cẩn thận, giao tiếp cởi mở và hướng dẫn chuyên nghiệp để xác định hướng hành động tốt nhất. Hãy nhớ rằng việc chữa lành và xây dựng lại lòng tin sau những cây chuyện ngoại tình cần có thời gian và việc tìm kiếm sự hỗ trợ từ các chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm lý là cần thiết.
7. Truyền thông nói gì về đội ngũ “Safe and Sound”
Với sự phối hợp giữa Bác sĩ tâm thần - Chuyên gia tâm lý và ứng dụng Công nghệ trong chăm sóc sức khỏe tinh thần, dịch vụ tư vấn/tham vấn Safe and Sound tự hào tiên phong hỗ trợ bạn “Tự phát hiện sớm - Sơ cứu cảm xúc tức thời - Hỗ trợ đồng hành dài hạn”
Nếu bạn nghi ngờ mình gặp vấn đề tâm lý, hoặc muốn biết thêm thông tin về dịch vụ tham vấn - tư vấn tâm lý, bạn có thể liên hệ tới HOTLINE 0964 778 911 (Điện thoại/Zalo, 24/7) để được giải đáp và hỗ trợ trong thời gian sớm nhất!
CÁCH THỨC ĐẶT LỊCH HẸN tham vấn/tư vấn trực tuyến hoặc trực tiếp với chuyên gia
- Tại Fanpage Bác sĩ tâm lý SNS
- Hoặc tải và đặt lịch tham vấn trên ứng dụng Safe and Sound để quản lý và theo dõi lịch mọi lúc, mọi nơi
Safe and Sound thuộc Viện Ứng dụng Công nghệ Y tế (IMT)
Xem thêm:
5 kiểu ngoại tình phổ biến, bạn đã biết?